Cách rút lông yến cần thực hiện theo các thao tác tuần tự. Việc thực hiện này sẽ giúp cho chúng ta có được những tổ yến sạch sẽ, chất lượng nhất.
Làm sạch tổ yến là một trong những công việc mà nhiều người quan tâm khi sử dụng tổ yến thô. Việc làm sạch tổ yến có nghĩa là thực hiện rút lông yến thật sạch sẽ trong yến thô. Làm sạch tổ yến mất rất nhiều thời gian. Yến Ngọc Tâm sẽ hướng dẫn cho bạn cách rút lông yến nhanh, giữ trọn chất dinh dưỡng.
VÌ SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN RÚT LÔNG YẾN
Việc thực hiện rút lông yến nhằm giúp chúng ta có được một tổ yến sạch. Khi có tổ yến đã sạch thì mới an tâm sử dụng mà không lo ăn phải các chất có mùi khó chịu từ lông yến.
Ngoài ra, việc loại bỏ được những chiếc lông yến trên tổ yến sẽ giúp cho quá trình chế biến các món ăn từ yến sào sẽ trở nên ngon miệng hơn, sẽ không ăn phải lông yến gây khó chịu nơi cổ họng và miệng.
Bên cạnh đó, tổ yến đặt ở các vách đá nên không ít thì nhiều cũng bị dính những bụi bẩn lẫn trong tổ yến. Việc làm sạch tổ yến sẽ giúp cho chúng ta không bị ăn phải chất bẩn, chất độc hại làm giảm giá trị dinh dưỡng của tổ yến.
CHUẨN BỊ CÁC DỤNG CỤ ĐỂ RÚT LÔNG YẾN
Cách làm yến rút lông không phải là công việc dễ dàng thực hiện. Để làm được công việc này người dùng cần có đủ dụng cụ để nhặt những chiếc lông yến một cách tốt nhất. Tất cả các loại lông yến từ loại lông lớn đến lông kim đều có thể thực hiện loại bỏ được nhờ các dụng cụ chuyên biệt.
Các dụng cụ cần có để thực hiện rút lông yến bao gồm: thau màu trắng để đựng yến và nước, nhíp gắp, ray sạch, muỗng đựng, đĩa hoặc chén để đựng yến sạch.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN RÚT LÔNG YẾN HOÀN HẢO
Việc thực hiện cần đảm bảo các bước thực hiện theo thứ tự nhằm loại bỏ được lông yến bám trên tổ yến.
Bước 1: Thực hiện ngâm tổ yến
Đây là bước đầu tiên mà người sử dụng cần thực hiện để có thể dễ dàng loại bỏ đi được những chiếc lông yến bám trên bề mặt tổ yến. Bước này không thể thiếu trong cách rút lông yến nếu không sẽ dẫn đến quá trình thực hiện rất vất vả, mệt nhọc, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn không loại bỏ được lông yến ra ngoài.
Chính vì vậy, cần thực hiện ngâm tổ yến từ 1 đến 2 đồng hồ để giúp cho tổ yến được mềm ra, tơi hơn. Những sợi lông yến bám trên những sợi yến cũng được làm mềm ra, dễ dàng tách khỏi hơn.
Bước 2: Vớt tổ yến ra khỏi nước và để cho ráo nước vào một đĩa màu trắng.
Đến bước này, chúng ta cần thực hiện nhặt những chiếc lông lớn và các tạp chất có lẫn trong tổ yến. Sử dụng chén nước sạch bên cạnh để thỉnh thoảng nhúng đầu nhíp vào nước để có thể nhặt được lông dễ dàng hơn.
Bước 3: Tiến hành nhặt lông kim và tạp chất nhỏ
Tiến hành cho một nhúm nhỏ yến được ngâm ở trên vào ray và để ở lồng trong tô nước. Lúc này, hãy sử dụng muỗng để khấu nhẹ giúp cho các lông kim và tạp chất nhỏ rơi ra khỏi sợi yến. Người dùng không nên để ngâm yến quá lâu với nước sẽ làm mất đi một số khoáng chất ở trong tổ yến.
Bước 4: Tiến hành làm lại lần hai ở bước 3
Bước 5: Thực hiện các phần còn lại tương tự như bước 3 và bước 4 cho đến khi hết. Nếu như muốn thực hiện nhặt lông một lượng tổ yến lớn thì sau khi nhặt xong những phần chưa sử dụng hãy để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh, nếu để bên ngoài lâu thì yến rất dễ bị hỏng.
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG VIỆC THỰC HIỆN RÚT LÔNG YẾN
Trong quá trình rút lông yến người dùng cần phải lưu ý một số đặc điểm như sau để có thể nhặt được tốt nhất lông yến ra khỏi tổ. Đồng thời việc thực hiện này được nhanh nhất có thể:
Cần lựa chọn loại rây có mắt thật nhỏ để không bị lọt đi các sợi của tổ yến.
Không nên ngâm yến quá lâu trong nước sẽ làm cho yến bị mất đi chất dinh dưỡng.
Lựa chọn các đồ đựng có màu trắng để nhìn lông yến rõ nhất