Công dụng cải thiện bệnh về hô hấp ở trẻ của tổ yến sào

09/09/2023 Lượt xem: 2482

Công dụng của tổ yến với bệnh về hô hấp ở trẻ mang đến khá nhiều lợi ích. Nhờ những thành phần dưỡng chất, dược tính cao, lành tính, yến sào đang là một trong những thực phẩm chăm sóc sức khỏe có giá trị được người tiêu dùng đánh giá cao. Hiện nay yến sào ngoài được áp dụng để chế biến món ăn thì yến sào còn được sử dụng trong Y học và bào chế dược phẩm.

BỆNH VỀ HÔ HẤP Ở TRẺ NHỎ, MỐI LO CỦA NHIỀU PHỤ HUYNH

Bệnh về hô hấp là bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính do viêm hoặc co cơ bất thường các ống khí quản và phế quản. Lớp niêm mạc của các ống này bị kích thích và tiết ra các tế bào nhầy và trắng vào khí quản, làm cho khí quản bị thu hẹp. Ở một số bệnh nhân, tình trạng này xảy ra để đáp ứng với các yếu tố kích thích như không khí lạnh, bụi, phấn hoa, khi tập thể dục, hoặc khói thuốc lá. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rất khác nhau giữa các bệnh nhân.

Bệnh về hô hấp có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ từ 2 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ đã từng bị cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen. Ở trẻ em, hen suyễn có thể tiến triển ở 4 mức độ nguy hiểm dưới đây:

  • Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
  • Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
  • Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
  • Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.

NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM DO BỆNH GÂY RA TRẺ EM

Đông Nam Á là khu vực có độ lưu hành bệnh về hô hấp gia tăng nhanh: Malaysia 9,7%, Philippines 11,8%, Thái Lan 9,2%, Singapore 14,3%, Việt Nam khoảng 5%. Tử vong do bệnh này mỗi năm có 200.000 trường hợp, Việt Nam có 3.000 ca. Trong con số 3000 trên, có phân nửa là trẻ em. Bị bệnh này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Xẹp phổi: Hơn 1/3 trẻ em nằm trong bệnh viện vì  bị biến chứng xẹp phổi. Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng gặp tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân vào viện. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi.
  • Nhiễm khuẩn phế quản: Nhân các đợt chuyển mùa, các đợt rét, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, gây các đợt cúm làm cho những triệu chứng bệnh nặng hơn.

  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân giảm dần theo thời gian, thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Còn gọi là bệnh khí phế thũng.
  • Tràn khí màng phổi và trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ.
  • Tâm phế mạn tính: Thể hiện khó thở khi gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn.
  • Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: Do tình trạng suy hô hấp kéo dài, đưa đến thiếu ôxy não. Có lúc ngừng tim, ngừng hô hấp trong các thể hen nặng.
  • Suy hô hấp: Thường chỉ gặp ở những bệnh nhân nằm viện, bị bệnh về hô hấp cấp tính nặng hoặc ác tính. Bệnh nhân khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ.

Biến chứng của bệnh còn nặng nề hơn ở đối tượng nhỏ tuổi. Do đó những người bị bệnh và mọi người trong toàn xã hội cần có sự hiểu biết để có ý thức điều trị tận gốc bệnh ngay từ những giai đoạn đầu tiên của bệnh.

PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ BỆNH VỀ HÔ HẤP Ở TRẺ EM

Để phòng bệnh, nên tránh những yếu tố làm khởi phát cơn như: bắt đầu ngay từ trong phòng ngủ của trẻ, không dùng thảm; không nuôi súc vật; các bậc phụ huynh không hút thuốc lá trong nhà; không cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông, sợi; vệ sinh chăn nệm và phòng ở thường xuyên; hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm công nghiệp có các chất bảo quản; hàng năm nên cho trẻ tiêm phòng cúm. Đối với những trẻ bị bệnh do khí hậu, nếu có thể thì chuyển trẻ đến nơi ở có môi trường khí hậu trong lành hơn.

Khi trẻ lên cơn cấp thì đưa trẻ ra chỗ thoáng, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở. Nếu trẻ lên cơn nhẹ, dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: Ventolin, Atrovent, Bricanyl,… Các loại thuốc này có thể dùng ở dạng khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Sử dụng dược phẩm cần được tư vấn của dược sĩ, bác sĩ.

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Trong trường hợp này nếu đã được thầy thuốc hướng dẫn, cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông). Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghĩ ngơi trong 1 giờ.

SỬ DỤNG YẾN SÀO CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BỆNH VỀ HÔ HẤP  Ở TRẺ EM

Tổ yến sào tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ để cung cấp các dưỡng chất mà cơ thể khó hấp thu, giúp trẻ tăng cường sức khỏe để đề kháng các loại bệnh cũng như nhanh hồi phục các tổn thương trong cơ thể chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, trước khi cho trẻ sử dụng tổ yến sào, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

Theo những nghiên cứu y học cổ truyền, trong tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào phế vị thận. Tổ yến có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết viêm khí phế quản, ho khan đàm dính, khái huyết, thổ huyết, viêm dạ dày thực quản gây nôn, lỵ và sốt rét kéo dài, lao phổi…

Với những trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như:viêm phổi, phế quản,…tổ yến sào có  lợi ích nhất định với quá trình bổ sung dinh dưỡng, giảm các tác dụng phụ. Tác dụng của yến sào với bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ khá hiệu quả do trong yến sào chứa các thành phần phong phú.

Tuy nhiên người tiêu dùng cần lưu ý với trẻ em 12 tháng tuổi thì không nên sử dụng. Trẻ ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, trẻ khó hấp thu, dễ bị dị ứng với yến sào. Ở các độ tuổi lớn hơn, trẻ sử dụng yến sào rất tốt, không chỉ cho các bệnh về hô hấp mà còn phát triển cả thể chất và trí tuệ, giúp trẻ có được chất lượng cơ thể cao.

Bài viết khác

Khám Phá Yến Sào Việt Nam: Chất Lượng Đỉnh Cao Trong Thế Giới Yến Sào

Yến sào, nổi tiếng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và quý giá nhất, đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trên toàn cầu. Trong số các nguồn cung cấp yến sào, Việt Nam, Malaysia và Indonesia được biết đến là những quốc gia hàng đầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp góc nhìn toàn cảnh hơn về đặc điểm yến sào của mỗi quốc gia.

Xem thêm

Các lưu ý khi sử dụng yến sào?

Yến sào, được biết đến như một trong những thực phẩm quý giá và bổ dưỡng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích mà yến sào mang lại, việc hiểu rõ cách chọn lựa, bảo quản và sử dụng yến sào là điều vô cùng quan trọng.

Xem thêm

Hành Trình của Yến Sào: Từ Quá Khứ Tới Hiện Đại

Yến sào không chỉ là một món ăn mà còn là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Trải qua nhiều thế kỷ, người ta đã xây dựng "vương quốc yến sào" dựa trên nền tảng của sự kiên nhẫn, sức lao động và tâm huyết. Liệu trong thời hiện đại, các giá trị của yến sào có bị thay đổi?

Xem thêm

Những Hiểu Lầm Phổ Biến Về Yến Sào Và Sự Thật Đằng Sau

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được xem là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, thời xưa thường được vua chúa, quý tộc sử dụng. Tuy nhiên, không ít hiểu lầm về yến sào vẫn tồn tại đến ngày nay. Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến và sự thật đằng sau chúng.

Xem thêm

Yến Sào có dùng được cho người bệnh gout - Axit uric cao?

Bệnh gout ngày nay rất phổ biến và xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, cách điều trị cũng rất gian nan tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh. Tuy tổ yến là thực phẩm rất tốt trong việc bổ sung dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe người bệnh, nhưng liệu người bị gút có ăn yến được không?

Xem thêm

Thưc hư câu chuyện "ăn yến sào là một tội ác"

Tổ yến được ví là thực phẩm vàng với sức khoẻ và điều này được mọi người thừa nhận. Song song với đó, việc tiêu thụ tổ yến lại gây ra làn sóng tranh cãi vì nhiều ý kiến cho rằng ăn yến là một “tội ác”. Khai thác tổ yến khiến chim yến mất đi nơi sinh sống, khiến chim yến rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Thực hư câu chuyện này là thế nào?

Xem thêm
Top