Tổ yến được ví là thực phẩm vàng với sức khoẻ và điều này được mọi người thừa nhận. Song song với đó, việc tiêu thụ tổ yến lại gây ra làn sóng tranh cãi vì nhiều ý kiến cho rằng ăn yến là một “tội ác”. Khai thác tổ yến khiến chim yến mất đi nơi sinh sống, khiến chim yến rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Thực hư câu chuyện này là thế nào?
1. Khai thác tổ yến sào có phải là hành động tàn ác ?
Tổ yến đã và đang trở thành thành một sản phẩm, một ngành nghề được quan tâm bậc nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, nó đã có một lịch sử phát triển lâu đời. Về giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của tổ yến với sức khỏe và sắc đẹp đã được khẳng định qua hàng ngàn tài liệu nghiên cứu và thực tế.
Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều câu chuyện được đưa ra và lan truyền gây hoang mang và tranh cãi với người tiêu dùng, họ cho rằng để duy trì sức khỏe và sắc đẹp bằng cách dùng các món ăn uống từ tổ của những con chim non quá tàn nhẫn, những con chim non sẽ ra sao khi mất nơi trú ngụ ? Cha mẹ yến sẽ tự hủy khi mất tổ không sinh con? Việc lấy tổ có gây ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài yến?
2. Giá trị nhân đạo trong việc khai thác và lấy tổ chim yến
Nhiều câu chuyện được bịa đặt, thêu dệt về việc khai thác tổ yến khiến nhiều người nghĩ đó là việc tàn nhẫn như:
-
Để lấy được tổ yến, người khai thác yến sẽ vứt trứng hay chim yến non xuống biển.
-
Chim yến chỉ xây tổ một lần duy nhất trong đời. Nếu bị lấy mất tổ, chúng sẽ không sống được.
-
Người khai thác tổ yến sẽ chừa lại một phần tổ. Mục đích là buộc chim yến khạc ra máu để xây lại phần tổ bị thiếu. Và cuối cùng họ sẽ thu được huyết yến.
-
Nếu người khai thác lấy hết tổ, chim mẹ quay trở về, đau đớn khi tới cơn chuyển dạ mà không còn tổ sinh con; chúng sẽ tuyệt vọng mà đâm đầu vào vách đá. Chim bố cũng tự tử theo, hoặc sống cô độc suốt đời.
-
Hành động khai thác tổ yến dẫn đến việc những con chim non sẽ mất nơi trú ngụ và bị chết. Chim yến mẹ sẽ ngưng việc sinh sản do mất tổ, tăng khả năng tuyệt chủng của loài chim yến.
-
Vì yến làm tổ từ nước bọt nên con người khai thác tổ đến khi yến mất khả năng làm tổ vì đã dùng hết nguyên liệu, sau đó sẽ loại bỏ chim yến.
Những quan niệm trên không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng, mà còn đặt những người nuôi yến vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh, dẫn đến nguy cơ phá sản.
Khai thác yến sào không phải là hành động tàn ác
3. Và những sự thật đằng sau quan niệm lấy tổ yến là ác
3.1 Loài yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước bọt
Quá trình hình thành
tổ yến mới sẽ bắt đầu mỗi khi chim yến mang thai. Nếu như chúng ta không thu hoạch tổ Yến đó thì theo tập tính của chim yến nó vẫn sẽ làm tổ chồng lên chiếc tổ cũ. Nghĩa là lúc này chim non không nằm trong lớp tổ cũ mà là trên một lớp mới. Trong khi tổ yến cũ sẽ bị môi trường tác động và làm “bẩn” ảnh hưởng trực tiếp đến chim non thế hệ sau.
3.2 Hái tổ yến khi chim non đã đủ lớn và bay đi không ảnh hưởng tới cuộc sống của chim yến
Khi chim non lớn lên một cách an toàn và rời khỏi tổ lúc này người ta mưới khai thác
tổ yến. Chim yến là một loài được bảo vệ trong sách đỏ thế giới. Trước đây chúng được liệt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, sự đầu tư phát triển ngành nuôi yến đã đem lại cân bằng sinh thái giống loài.
Các chuyên gia đã đề ra những nguyên tắc riêng cho nghề nuôi chim yến. Chính là không thu hoạch tổ có trứng hay có chim non bên trong; Không gây ra bất kỳ hình thức vật lý hoặc tâm lý tác hại tới sự phát triển của loài chim.
Nếu tới ngày sinh mà không may bị hái mất tổ, chim yến mẹ sẽ tìm 1 cái tổ nào gần đó để đẻ nhờ. Vậy nên có tổ yến có đến 3, 4 trứng thay vì 2 như bình thường (điều này ít khi gặp vì người hái tổ yến thường biết chọn thời điểm để hái, chỉ xảy ra khi có sơ xuất).
Hơn nữa, nếu không hái tổ thì những chim con sau này khi trưởng thành đâu còn chỗ làm tổ, diện tích hang yến không thay đổi trong khi lượng yến ngày càng nhiều. Nếu cứ để như vậy thì khi chim con lớn lên sẽ ko còn chỗ nữa và phải làm tổ dưới chỗ thấp. Khi đó tổ yến, trứng yến, hay chim con đều có thể sẽ dễ bị sóng biển cuốn trôi.
Nghề nuôi yến góp phần đưa loài chim này ra khỏi nguy cơ tuyệt chủng
3.3 Yến huyết và hồng yến là do phản ứng hóa học tạo thành màu đỏ chứ không phải “chim yến thổ huyết ra để làm tổ”
Thực tế, dựa vào phân tích xét nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh, tổ yến khi mới hình thành có màu trắng , nếu được làm ra ở những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt thì qua thời gian sẽ làm biến đổi màu sắc cửa tổ yến thành màu hồng cam hoặc đỏ cam.
3.5 Chim yến không chung thủy như lời đồn đại
Khi chim yến chọn bạn đời, nếu không có chuyện gì xảy ra cặp chim yến đó sẽ chung sống với nhau đến cuối đời. Nhưng nếu một trong hai con chết đi thì con chim yến còn lại sẽ chọn và kết đôi với một con chim khác. Điều này đã được Hiệp hội nuôi yên nghiên cứu và khẳng định.
3.6 Con người nuôi yến không có chuyện giết chim yến để lấy tổ.
Xây nhà nuôi yến phải bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư và xây dựng, nếu con người dừng những cách thô bạo để khai thác tổ yến, chắc chắn chim yến sẽ bỏ đi nới khác. Họ sẽ đợi chim non bay đi rồi mới thu hoạch, sau này chim mẹ tới thời kỳ sinh sản sẽ làm tổ mới. Đàn chim yến sẽ ngày càng tăng lên.
4. Khai thác tổ yến sẽ là hành động độc ác nếu không có ý thức
Sẽ rất tàn ác nếu con người bất chấp khai thác tổ yến một cách vô tội vạ. Một vài clip lan truyền truyên mạng trước đây cho thấy cảnh con người khai thác tổ yến bất chấp có chim non và trứng. Họ đã bỏ tất cả để thu hoạch được càng nhiều tổ yến càng tốt. Hành động này đã được xã hội lên án rất mạnh mẽ.
Hiện nay, con người đã có ý thức hơn trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển loại chim yến mang giá trị lớn này.
Yến Sào Ngọc tâm tự hào khi được đóng góp vào công cuộc bảo tồn, phát triển đàn chim yến tại địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người dân. Chúng tôi cam kết chỉ bán sản phẩm chất lượng cao nhất, chọn lọc từ những nguyên liệu hảo hạng dành cho sức khỏe của khách hàng.
Yến Sào Ngọc tâm là nhà cung cấp các sản phẩm từ yến cam kết 100% yến thật, không chất bảo quản. Với hệ thống nhà nuôi chim Yến khoa học và quy trình sản xuất đạt chuẩn, đem đến chất lượng sản phẩm cao nhất, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.